Back to Search Start Over

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Acetobacter sp. lên men tạo màng cellulose từ nước mía

Authors :
Nguyễn Văn Thành
Nguyễn Phú Thành
Nguyễn Ngọc Thạnh
Source :
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Vol 55, Iss CĐ Công nghệ Sinh học (2019)
Publication Year :
2019
Publisher :
Can Tho University Publisher, 2019.

Abstract

Ngày nay, màng cellulose vi khuẩn đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực y học như: làm da tạm thời, điều trị bỏng, làm mặt nạ dưỡng da cho người. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phân lập và tuyển chọn được dòng vi khuẩn Acetobacter sp. có khả năng lên men tạo màng cellulose từ nước mía. Kết quả đã phân lập được 21 dòng vi khuẩn Acetobacter spp., trong đó, dòng BK3 cho khối lượng cao nhất về màng celllulose tươi (134,48 g/200mL) và màng celllulose khô (1,4 g/200mL) sau bảy ngày lên men. Sử dụng dòng vi khuẩn BK3 lên men với môi trường lên men phối chế ban đầu với nước mía có độ Brix là 8, pH 5,2 và mật số chủng giống vi khuẩn là 107 tế bào/mL lên men 7 ngày cho kết quả khối lượng màng cellulose tươi là 140,26 g/200mL và màng celllulose khô là 1,635 g/200mL. Hơn nữa, kết quả thí nghiệm cho thấy lên men 7 ngày với các thông số tối ưu (độ Brix 8,5, pH 5,1 và mật số chủng giống vi khuẩn là 106 tế bào/mL) cho kết quả khối lượng màng cellulose đạt tối ưu 715 g/1000mL (tươi) và 9,14 g/1000mL (khô). Bằng phương pháp giải trình tự, kết quả định danh dòng BK3 đồng hình 99% với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng BK3 có thể ứng dụng để lên men sản xuất màng cellulose có thể sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

Details

Language :
Vietnamese
ISSN :
18592333 and 28155599
Volume :
55
Issue :
CĐ Công nghệ Sinh học
Database :
Directory of Open Access Journals
Journal :
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Publication Type :
Academic Journal
Accession number :
edsdoj.060dad9e9ce4c39bd09ca75eeefbab2
Document Type :
article
Full Text :
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.061