Back to Search
Start Over
Câu chuyện du hành trong thế giới truyền thông Tự sự học xuyên phương tiện và khả năng thích nghi của nó ở Việt Nam.pdf
- Publication Year :
- 2022
- Publisher :
- figshare, 2022.
-
Abstract
- Tưởng tượng tự sự học hậu kinh điển từ lí thuyết “thân rễ”, khái niệm triết học của Gilles Deleuze và Félix Guattari, bài viết hình dung tự sự học xuyên phương tiện như một “thân rễ” mở rộng và tất yếu của tự sự học hậu kinh điển trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời đại truyền thông kĩ thuật số. Từ đó, tính mềm dẻo, tính đa tạp, tính giải trung tâm, tính xuyên thể loại, phương tiện và biên giới của tự sự học xuyên phương tiện được nhấn mạnh. Dựa trên một số công trình lí thuyết kinh điển về tự sự học xuyên phương tiện, tác giả giới thiệu một số thuật ngữ then chốt trong n ghiên cứu tự sự học xuyên phương tiện (phương tiện, liên phương tiện và tái trung gian) và phân tích vai trò của thực hành xuyên phương tiện những tự sự nền và tự sự phái sinh ở khả năng tái sinh những mô phỏng và hiện thực phì đại theo diễn giải của lí thuyết gia người Pháp Jean Baudrillard. Do đó, tính xuyên phương tiện có thể củng cố hoặc suy giảm hào quang của tác phẩm nguồn hoặc kiến tạo nên hào quang của sự lặp lại. Dựa vào thực tiễn nghệ thuật Việt Nam, bài viết đề xuất một khung lí thuyết của tự sự học xuyên phương tiện. Bên cạnh các công trình lí thuyết then chốt về tự sự học đa/xuyên phương tiện của Ryan, nghiên cứu cải biên và dịch liên kí hiệu được vận dụng kết hợp như là những khung lí thuyết và phương pháp chủ yếu.
Details
- Database :
- OpenAIRE
- Accession number :
- edsair.doi.dedup.....3781228e9dc5ec5a162f9255e6348ea5
- Full Text :
- https://doi.org/10.6084/m9.figshare.21152104