Synopsis Dietary requirements and acquisition strategies change throughout ontogeny across various clades of tetrapods, including birds. For example, birds hatch with combinations of various behavioral, physiological, and morphological factors that place them on an altricial–precocial spectrum. Passeriformes (=songbirds) in particular, a family constituting approximately more than half of known bird species, displays the most drastic difference between hatchling and adults in each of these aspects of their feeding biology. How the shift in dietary resource acquisition is managed during ontogeny alongside its relationship to the morphology of the feeding apparatus has been largely understudied within birds. Such efforts have been hampered partly due to the small size of many birds and the diminutive jaw musculature they employ. In this study, we used standard and diffusible iodine-based contrast-enhanced computed tomography in conjunction with digital dissection to quantify and describe the cranial musculature of the Black-throated Finch (Poephila cincta) at fledgling and adult stages. Our results reveal that in both the fledgling and the adult, cranial musculature shows clear and complex partitioning in the Musculus adductor mandibulae externus that is consistent with other families within Passeriformes. We quantified jaw-muscle sizes and found that the adult showed a decrease in muscle mass in comparison to the fledgling individual. We propose that this could be the result of low sample size or a physiological effect of parental care in Passeriformes. Our study shows that high-resolution visualization techniques are informative at revealing morphological discrepancies for studies that involve small specimens such as Passeriformes especially with careful specimen selection criteria., Nhiều nhánh động vật có tứ chi, bao gồm cả chim, có nhu cầu dinh dưỡng và chiến thuật kiếm ăn liên tục thay đổi xuyên suốt quá trình sinh trưởng của chúng. Ví dụ, chim non nở dưới sự tác động của các yếu tố hành vi, sinh lý, và hình thái để xác định thời điểm chúng có thể tự kiếm ăn. Bộ Sẻ Passeriformes, một bộ bao gồm hơn phân nửa số loài chim hiện nay, thể hiện sự chênh lệch lớn nhất về các yếu tố kể trên trong tập tính kiếm ăn của cá thể mới sinh và cá thể trưởng thành. Làm sao sự thay đổi trong cách kiếm ăn được kiểm soát trong quá trình sinh trưởng, cũng như quan hệ của nó với cấu tạo hàm, là những chủ đề còn ít được quan tâm ở chim. Các nỗ lực nghiên cứu trước đây thường bị giới hạn một phần bởi kích thước nhỏ của vô số loài chim, đi kèm với hệ cơ hàm còn nhỏ hơn của chúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính tiêu chuẩn (CT) và với chụp cắt lớp tăng cường độ tương phản dựa trên i-ốt khuếch tán (diffusible iodine-based contrast-enhanced computed tomography, diceCT), bên cạnh với việc giải phẫu kỹ thuật số, để định lượng và mô tả hệ cơ đầu của loài Di cổ đen (Black-throated Finch, Poephila cincta) ở giai đoạn rời tổ và khi trưởng thành. Kết quả phân tích cho thấy, ở cả chim non mới rời tổ và chim trưởng thành, hệ cơ đầu có sự phân chia phức tạc và rõ rệt tại bó cơ cắn ngoài (Musculus adductor mandibulae externus), tương tự các họ chim khác trong bộ Sẻ. Khi định lượng kích thước của bó cơ này, chúng tôi phát hiện khối lượng cơ của cá thể trưởng thành thấp hơn của cá thể mới rời tổ. Đây có thể là hệ quả của cỡ mẫu nhỏ hoặc là một tác động sinh lý trong quá trình chăm con của thành viên bộ Sẻ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các kỹ thuật trực quan hóa với độ phân giải cao rất hữu dụng trong việc phân biệt hình thái ở những nghiên cứu dùng mẫu vật có kích thước nhỏ như chim thuộc bộ Sẻ, nhất là khi có phương pháp lựa chọn mẫu vật kĩ lưỡng. more...